Xử lý ăn mòn bê tông cốt thép thường xảy ra ở những công trình như: Cảng biển, những công trình ven biển, các nhà máy phân đạm…Nếu ko xử lý kịp thời sau này công trình chắc chắn sẽ giảm tuổi thọ vì lúc đó ăn mòn đã tấn công vào cốt thép.
Nguyên nhân chính gây ra ăn mòn bê tông cốt thép là bê tông lớp bảo vệ quá mỏng hoặc bị rỗng, nguồn gốc xâm nhập H2O, CO2, O2 và ion CL, vật liệu nhiễm mặn trong quá trình thi công và tấn công nhanh từ môi trường nước biển, nước biển có chứa nhiều muối, lượng muối clorua là 88-89%, muối sunfat là 10.5%, độ PH: 8.2-8.3, ăn mòn cốt thép mạnh nhất là khí biển và thủy triều lên xuống (độ ẩm thấp sẽ làm gia tăng của O2).
Để xử lý vấn đề ăn mòn này ta nên tìm những vật liệu chuyên về chống ăn mòn, hiện tại Việt Nam vẫn có 1 số sản phẩm chống ăn mòn, nên kết hợp tất cả những vật liệu đó lại với nhau thì lúc đó mới có thể xử lý được.
BPTC sơ bộ dưới đây:
Bước 1: Đục bê tông
- Kiểm tra và xác định vị trú cần xử lý (sàn, cột, đà…);
- Đục bê tông toàn bộ những vị trí bị nứt, hở phần thép bị rỉ ra.
Bước 2: Thêm thép
- Nếu thép quá yếu thì cấy thêm thép vào để tăng cường kết cấu (theo thiết kế)
Bước 3: Vệ sinh và xử lý bằng hóa chất
- Đánh rỉ cốt thép bằng bàn chà săt, máy chà sắt, máy bắn nước,…
- Phun lớp vật liệu biến đổi rỉ thép vào trực tiếp bề mặt cốt thép;
Bước 4: Tái lập bê tông
- Tiến hành phun lớp bám dính bằng keo Epoxy chống ăn mòn vào vị trí cốt thép và bề mặt bê tông để tang cường độ bám dính;
- Sau đó đổ bê tông hoặc đắp vữa cường độ cao (có trộn hóa chất chống ăn mòn)
- Sau khi tái lập bê tông xong ta tiến hành quét 1 lớp ức chế ăn mòn và 2 lớp chống thấm lên bề mặt bê tông.