DỊCH VỤ XỬ LÝ NỨT BÊ TÔNG PHÚ MINH ĐỨC
Xử lý nứt bê tông cho tất cả các hạng mục công trình xây dựng như: Tòa nhà cao ốc, Thủy điện, hầm đường bộ, cầu đường… Trong công trình xây dựng, bê tông hiện nay được sử dụng nhiều phụ gia nếu bê tông được trộn mà không tuân thủ theo liều lượng cho phép của nhà cung cấp thì sau này tháo cofa phần nào đó sẽ làm bê tông bị nứt cộng thêm công tác bảo dưỡng không tốt và tháo cofa sớm hơn củng làm bê tông bị nứt và còn nhiều nguyên nhân khác. Nên việc xử lý nứt bê tông là vô cùng quan trọng vì nó lien quan đén kết cấu bê tông, nếu để lâu dài chắc chắc chất lượng công trình sẽ đi xuống BPTC sơ bộ: có 2 phương án là bơm bằng hệ thống xy lanh và bơm bằng máy bơm áp lực cao. BƠM BẰNG XY LANH Mục đích : Bơm hóa chất epoxy (xem phần vật liệu tại mục 4) vào trong các khe nứt, nhằm mục đích sau:- Hàn gắn vết nứt trong bê tông, vì độ bám dính của epoxy rất lớn: 50 kgf/cm2;
- Cường độ chịu nén của epoxy rất lớn: khoảng 500-700 kgf/cm2;
- Khả năng chống thấm của vết nứt rất tốt sau khi xử lý.
Bước 1
Kiểm tra các vết nứt cần thi công
Chuẩn bị bề mặt thật kĩ, vệ sinh làm sạch dầu, bụi bẩn bám trên bề mặt vết nứt bằng dung môi hoặc bàn chải sắt.
Bước 2
Xác định vị trí các điểm cần gắn xy lanh để bơm dựa vào các thông số kỹ thuật của xy lanh và độ rộng vết nứt
Khoảng cách giữa các bát từ 15 cm đến 20 cm.
Bước 3
Gắn bát nhựa vào đúng tâm vết nứt đã được đánh dấu bằng keo Matit vàng (ATM).
Bước 4
Trám Matít vàng dọc theo các vết nứt nhằm tránh keo tràn ra ngòai khi bơm keo.
Bước 5
Sau khi keo Ma tit vàng đã khô cứng, hút keo vào xy lanh và gắn xy lanh lên các bát đã gắn từ trước
Khi xy lanh thứ nhất đã hết keo thì gắn thêm xy lanh thứ hai tại cùng một vị trí
Bơm từ từ cho đến khi keo không vào nữa, để gia tăng áp lực trong khi bơm có thể tăng cường thêm các dây cao su
Hướng bơm:
- Sàn, dầm: từ dưới lên
- Nền: từ trên xuống
- Tường, cột: bơm ngang
Bước 6
Sau khi keo đã lão hóa được 4 -8 giờ, lấy xy lanh ra và dùng đục và máy trà nhám làm phẳng vị trí vết nứt sau khi bơm keo
Vệ sinh
SƠ ĐỒ BƠM KEO EPOXY VÀO VẾT NỨT BÊ TÔNG
- Khoan bê tông đường kính 14mm, chiều dài mũi khoan 15cm, khoan xiên để giao cắt với vị trí vết nứt;
- Trám trét ATM vào vết nứt trước khi bơm keo nhằm mục đích ko cho keo chảy ngược ra ngoài.
- Hướng bơm: từ vị trí thấp lên vị trí cao;
- Áp lực bơm: bơm với áp lực thấp (khoảng 20 kg/cm2), và duy trì;
- Tín hiệu ngưng bơm tại vị trí đang bơm: keo chảy ra tại ống bơm kế tiếp;
- Gắn tại trụ bơm tiếp theo , tiếp tục bơm như các lần trước.