Trên thị trường hiện nay cung cấp đa dạng các loại sơn chống thấm phổ biến khác nhau. Mỗi loại sơn sẽ sở hữu tính năng và ưu điểm riêng phù hợp với từng mục đích sử dụng của người dùng, cụ thể:
Phân loại theo vị trí sử dụng
Theo vị trí sử dụng, sơn chống thấm được chia làm 2 loại là sơn chống thấm trong nhà và ngoài trời:
Sơn chống thấm bên trong nhà: Sơn này còn được gọi là sơn chống thấm ngược là loại sơn được sử dụng để bảo vệ các mảng tường không bị nước xâm lấn trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, hạn chế tình trạng rạn nứt, bong tróc sơn và hư hại kết cấu công trình. Sơn chống thấm nội thất có những đặc điểm nổi bật như: an toàn cho sức khỏe, không mùi hôi, khô nhanh, chống nấm mốc và dễ dàng vệ sinh.
Sơn chống thấm ngoài trời: Sơn chống thấm ngoài trời được sản xuất với công nghệ tiên tiến tạo nên lớp màng bảo vệ chắc chắn, bao phủ bề mặt công trình triệt để, che kín những lỗ hở, vết nứt nhỏ trên tường. Lớp sơn này có khả năng chịu nắng mưa, chống chịu nhiệt độ khắc nghiệt, chống phai màu, chống nấm mốc, giúp bảo vệ bề mặt thi công khỏi tình trạng bạc màu, bong tróc, nứt nẻ do tác động của thời tiết.
Ngoài ra, về vị trí sử dụng cần phân biệt giữa sơn chống thấm cho tường đứng và sơn cho bề mặt nằm ngang. Sơn chống thấm cho tường đứng được sử dụng cho các bề mặt thẳng đứng như tường nhà, có khả năng chống thấm tốt hơn để ngăn nước mưa thấm vào. Trong khi đó, sơn chống thấm cho bề mặt nằm ngang, như mái nhà hay sân thượng, cần có khả năng chống chịu tốt với nước đọng và sự thay đổi nhiệt độ liên tục.
Phân loại theo gốc sơn (chất liệu)
Việc sơn chống thấm được chia thành mấy loại thì cũng cần dựa theo chất liệu, bao gồm có 5 loại chính:
Sơn chống thấm gốc xi măng: Sơn chống thấm gốc xi măng là loại sơn được pha thêm xi măng nhằm tăng khả năng chống thấm cho công trình. Sơn có khả năng chống thấm tốt nhờ các gốc kỵ nước có khả năng đóng rắn với chất xi măng. Sơn gốc xi măng dễ dàng phân tán trong nước, hỗ trợ lấp đầy những vết nứt nhỏ hoặc lỗ hổng giữa các lớp vữa dán gạch ốp tường, bê tông để tạo nên một lớp chống nước có kết cấu đặc cứng, vững chắc theo thời gian.
Sơn chống thấm gốc Bitum Polymer: Sơn chống thấm gốc Bitum Polymer nổi bật với khả năng chống thấm nhanh chóng và không kén bề mặt, rất phù hợp cho các công trình cần thi công gấp. Tuy nhiên, loại sơn này thường được sử dụng như một lớp lót hoặc lớp bảo vệ tạm thời do độ bền không cao và dễ bị lão hóa. Sơn Bitum Polymer thường được ứng dụng để chống thấm cho các công trình ngầm, hầm, mái nhà…
Sơn chống thấm gốc Silicate: Sơn chống thấm gốc Silicate được đánh giá cao nhờ khả năng thấm sâu vào bề mặt bê tông, tạo thành một lớp bảo vệ vững chắc. Với độ bền cao và khả năng chống ẩm mốc tốt, sơn Silicate thường được lựa chọn cho các công trình có yêu cầu cao về tính thẩm mỹ như các công trình lịch sử, di tích. Tuy nhiên, giá thành của loại sơn này khá cao và thời gian khô lâu hơn so với các loại sơn khác.
Sơn chống thấm gốc PU-Polyurethane: Sơn chống thấm gốc PU-Polyurethane nổi bật với độ đàn hồi cao, khả năng chịu va đập tốt và chống thấm tuyệt đối. Loại sơn này thường được lựa chọn cho các công trình đặc biệt yêu cầu độ bền cao và khả năng chịu được môi trường khắc nghiệt như bể chứa hóa chất, hầm, cầu, đường hầm. Tuy nhiên, giá thành của sơn PU-Polyurethane khá cao và yêu cầu kỹ thuật thi công cao.
Sơn chống thấm gốc nhựa: Gốc nhựa thường là Nhựa Acrylic, nhựa Styrene Acrylic . Đặc điểm nổi bật của sơn chống thấm gốc nhựa đó là tính năng đàn hồi cao, khả năng co giãn tốt, chống nứt, chống thấm hiệu quả và bám dính tốt trên nhiều vật liệu khác nhau như: bê tông, gạch, kim loại.
Phân loại theo tính năng
Bên cạnh việc phân loại theo vị trí sử dụng và chất liệu, sơn chống thấm còn được phân loại theo tính năng:
Sơn chống thấm màu: Sơn chống thấm màu là những sản phẩm sơn được dùng với mục đích ngăn chặn sự thấm nước từ bên ngoài vào, bảo vệ tường công trình không bị thấm dột, bong tróc và giữ cho màu sắc luôn tươi mới theo thời gian. Sơn chống thấm màu sở hữu công dụng vượt trội hơn so với sơn chống thấm tường thông tường ở việc không cần sơn lót và tốt hơn sơn chống thấm pha xi măng ở việc có nhiều màu sắc đa dạng hơn.
Sơn chống thấm ngược: Sơn chống thấm ngược là dòng sơn chuyên dụng để chống thấm từ mặt phía trong của công trình. Lớp sơn chống thấm ngược có khả năng bám dính tốt trên bề mặt. Người ta thường chống thấm ngược cho các công trình có tường sát với nhà bên cạnh mà không thể tô xi măng được, chống ẩm chân tường do hơi nước bốc hơi từ dưới lên và chống ẩm cho trần nhà do độ ẩm thấm từ trên xuống.
Cty TNHH TM DV XD Phú Minh Đức
Địa chỉ: 8/38, Trần Thị Xanh, KP Đông An, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
Điện Thoại: 0914.560.861
Văn phòng đại diện: B50 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại : 0868617086
Email: info@phuminhduc.com