Các vết nứt sàn bê tông thường là những vết rạn nứt do vữa hoặc có thể sâu bên trong kết cấu bê tông. Tùy vào các vị trí và tình trạng vết nứt, bạn có thể xác định được mức độ nguy hiểm, đe dọa sự an toàn của con người:
Nếu là vết nứt nhỏ
Những vết nứt nhỏ sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến kết cấu công trình. Tuy nhiên, những vết nứt nhỏ này sẽ ảnh hưởng lớn đến tính thẩm mỹ. Điều này gây nên cảm giác không thoải mái mỗi khi nhìn vào. Đồng thời nó còn tạo cảm giác thiếu an toàn mỗi khi ở trong ngôi nhà bị nứt. Về lâu dài còn có thể khiến cho ngôi nhà bị thấm dột, nấm mốc.
Nếu là vết nứt lớn
Vết nứt dài, sâu và rộng chính là những vết nứt từ sâu bên trong của kết cấu bê tông. Những vết nứt này cần được xử lý nhanh chóng, kịp thời. Nếu phạm vi của các vết nứt sàn bê tông ngày càng lớn và không xử lý ngay, nó rất có thể gây nguy hiểm đến kết cấu của toàn bộ ngôi nhà. Thậm chí là gây sập sàn nếu để kéo dài lâu ngày. Ngoài ra, nếu sàn không được đảm bảo thì việc ốp lát các vật liệu về sau như sàn nhựa giả gỗ lên trên sẽ không được tốt.
Cách xử lý nứt sàn bê tông đơn giản, hiệu quả nhất
Tìm được nguyên nhân nứt sàn bê tông thôi là chưa đủ, gia chủ cần biết cách khắc phục thì mới nhanh chóng giải quyết được vấn đề. Việc xử lý vết nứt sàn bê tông là vô cùng quan trọng. Quá trình này cần được tiến hành cẩn thận và kỹ lưỡng.
Bởi vì khi không nhanh chóng xử lý vết nứt sàn bê tông, kết cấu của sàn sẽ mau xuống cấp. Do không khí xâm nhập vào bên trong thông qua khe hở của các vết nứt làm rỉ thép và xâm thực bê tông. Chính vì vậy, việc xử lý các vết nứt sàn bê tông là điều vô cùng cần thiết và quan trọng trong mọi trường hợp.
Việc đầu tiên là cần phân loại vết nứt, với các vết nứt do nội sinh hoặc do kết cấu thì cần phải xử lý kỹ hơn. Sau khi xác định được nguyên nhân khiến cho sàn bê tông bị nứt, chúng ta sẽ có các phương án xử lí vết nứt sàn bê tông cụ thể. Về cơ bản, cách xử lý bao gồm 3 bước như sau:
- Bước 1: Kiểm tra và gia cố lại kết cấu sàn bê tông, đặc biệt cần chú ý đến vị trí của các vết nứt. Đây là bước cực kỳ quan trọng, nếu bỏ qua thì quá trình trám lại các vết nứt trên bề mặt sẽ không bền vững và không có tác dụng. Chúng có thể tự bong tróc sau một thời gian ngắn.
- Bước 2: Tiến hành bịt các khe hở, trám và xử lý nứt sàn bê tông để không khí và nước không thể ngấm vào bên trong, gây ảnh hưởng tới kết cấu. Ở bước này, có thể sử dụng vật liệu keo trám như: sika, intoc,…
- Bước 3: Vệ sinh lại toàn bộ bề mặt sàn sau quá trình gia cố và xử lý vết nứt sàn bê tông.
Việc xử lý vết nứt sàn bê tông cần được tiến hành ngay sau khi phát hiện. Đồng thời gia chủ nên tìm đến các đơn vị xử lý chuyên nghiệp để đảm bảo chất lượng công trình cũng như tiêu chuẩn kỹ thuật.
Cty TNHH TM DV XD Phú Minh Đức
Địa chỉ: 8/38, Trần Thị Xanh, KP Đông An, P.Tân Đông Hiệp, Dĩ An, Bình Dương
Điện Thoại: 0914.560.861
Văn phòng đại diện: B50 Lê Thị Riêng, Phường Thới An, Quận 12, Tp.HCM
Điện thoại : 0868617086
Email: info@phuminhduc.com